Từ rất lâu các nhà hoạt động môi trường đã tạo ra một ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta ngày nay, nhưng hầu hết chúng ta không thể nhớ tên của bất cứ Nhà hoạt động môi trường nổi tiếng nào. Dưới đây là danh sách 12 người là những nhà khoa học có ảnh hưởng, các nhà bảo tồn, nhà sinh thái học và các lãnh đạo truyền cảm hứng khác mà mọi người nên biết.
1. JOHN MUIR (1838-1914)
Ông là nhà tự nhiên học, nhà văn, sinh ra ở Scotland và di cư đến Wisconsin từ thơ ấu. Bộ môn đi bộ đường dài là niềm đam mê suốt đời của ông, bắt đầu lúc ông rong ruổi dọc theo vịnh Mexico khi còn thanh niên. Muir đã dành phần lớn cuộc đời của mình lang thang và chiến đấu để bảo vệ môi trường tự nhiên của vùng miền tây hoang dã của Hoa Kỳ, đặc biệt là California. Những nỗ lực không mệt mỏi của ông gặt được thành quả bằng việc thành lập Vườn quốc gia Yosemite, Vườn quốc gia Sequoia và hàng triệu khu bảo tồn khác. Muir tạo ra một ảnh hưởng sâu sắc đối với nhiều nhà lãnh đạo trong thời của ông, bao gồm cả tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt. Năm 1892, Muir và những người khác thành lập câu lạc bộ Sierra “để làm cho những ngọn núi vui lòng.” (to make the mountains glad.)
2. RACHEL CARSON (1907-1964)
Là nhà động vật học, sinh học biển và là tác giả của nhiều quyển sách như: Under the Sea-Wind, Silent Spring,… Bà được ghi nhận là xuất phát điểm cho phong trào bảo vệ môi trường trên toàn cầu ngày nay. Sinh ra ở vùng nông thôn Pennsylvania, bà bắt đầu nghiên cứu sinh học tại Đại học Johns Hopkins và Phòng thí nghiệm sinh học biển Woods Hole. Sau đó bà làm việc với tư cách là Nhà sinh học biển cho Ngành Cá và Động Thực Vật Hoang Dã Hoa Kỳ (US Fish and Wildlife Service), Carson xuất bản The Sea Around Us và các sách khác. Tuy nhiên, tác phẩm nổi tiếng nhất của bà là Mùa xuân thầm lặng (Silent Spring) gây tranh cãi năm 1962, trong đó bà mô tả các tác động tàn phá mà thuốc trừ sâu đã và đang gây ra cho môi trường. Mặc cho sự phủ nhận và đe dọa từ các công ty hoá chất và các công ty khác, các cảnh báo của Carson đã được chứng minh là đúng và các loại thuốc trừ sâu như DDT cuối cùng cũng bị cấm.
3. EDWARD ABBEY (1927-1989)
Ông là Tác gia của nhiều quyển sách và là một trong những nhà hoạt động môi trường tận tâm và xông xáo nhất nước Mỹ. Sinh ra ở Pennsylvania, ông nổi tiếng với niềm đam mê bảo vệ vùng hoang mạc vùng Tây Nam nước Mỹ. Sau khi làm việc cho Dịch vụ Vườn Quốc gia mà ngày nay là Vườn Quốc gia Arches ở Utah, Abbey đã viết quyển Desert Solitaire, một trong những công trình đầu tiên của phong trào bảo vệ môi trường. Cuốn sách sau của ông, The Monkey Wrench Gang, đã được biết đến như một nguồn cảm hứng cho nhóm môi trường cấp tiến Earth First! (Nhóm đã bị một số người buộc tội phá hoại môi trường sinh thái, bao gồm nhiều nhà môi trường chính thống.)
4. ALDO LEOPOLD (1887-1948)
Ông là Nhà sinh thái học, Tác gia và được coi là cha đỡ đầu của ngành bảo tồn hoang dã và sinh thái học hiện đại. Sau khi học lâm nghiệp tại Đại học Yale, ông làm việc cho Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ. Mặc dù ban đầu ông đã yêu cầu giết gấu, sư tử núi và những động vật săn mồi khác trên khắp liên bang sau những cuộc biểu tình của những người chủ trang trại địa phương, nhưng sau đó ông đã áp dụng cách tiếp cận khác toàn diện hơn để quản lý các vùng hoang dã. Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, A Sand County Almanac, vẫn là một trong những lời kêu gọi hùng hồn nhất cho việc bảo tồn hoang dã từ trước đến nay.
Ông là một trong những nhà hoạt động xã hội và cũng là tác gia triết học đầu tiên của Mỹ. Cho đến nay ông vẫn là một trong những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Năm 1845, Thoreau vỡ mộng về nhiều thứ của xã hội và con người đương đại, ông dọn ra sống một mình trong một ngôi nhà nhỏ mà ông dựng lên gần bờ hồ Walden Pond tại Massachusetts. Hai năm ông sống một cuộc sống tối giản trở thành nguồn cảm hứng cho những tác phẩm: “Walden” (Tên gọi của cái hồ nơi ông sống), “A Life in the Woods” (Cuộc sống trong rừng), là một trong những tác phẩm đáng đọc về cuộc sống và tự nhiên cho tất cả những ai yêu thích hoạt động môi trường. Thoreau cũng viết một tác phẩm có sức ảnh hưởng chính trị có tên là Phản Kháng Dân Sự (hay là Phản kháng chính phủ dân sự) đã chỉ ra sự suy thoái đạo đức của các chính phủ độc tài.
7. THEODORE ROOSEVELT (1858-1919)
Roosevelt là Chính trị gia và Nhà bảo tồn hoang dã và bảo vệ môi trường. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên vì một thợ săn lừng danh chuyên săn những con thú lớn được đưa vào danh sách các nhà bảo vệ môi trường, nhưng Theodore Roosevelt là một trong những nhà hoạt động tích cực nhất lịch sử trong việc bảo tồn thiên nhiên hoang dã. Khi còn là thống đốc của New York, ông đã cấm sử dụng lông vũ để trang trí quần áo nhằm ngăn chặn việc giết mổ một số loài chim. Đến khi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ (1901-1909), Roosevelt quy hoạch hàng trăm triệu (đơn vị) mẫu Anh đất hoang, để tích cực theo đuổi việc bảo tồn tài nguyên đất và nước, tạo ra hơn 200 khu rừng quốc gia, di tích quốc gia, các công viên quốc gia và các khu bảo tồn động vật hoang dã.
8. GIFFORD PINCHOT (1865-1946)
Ông từng là Kiểm lâm, Nhà bảo tồn hoang dã và cũng là con của một “đại gia” ngành gỗ. Vì thế sau này ông hối hận về những thiệt hại mà cha ông đã gây ra cho những cánh rừng của Mỹ. Bằng sự cương quyết, Pinchot đã học lâm nghiệp trong nhiều năm và được Tổng thống Grover Cleveland bổ nhiệm vào vị trí quản lý quy hoạch phát triển các khu rừng phía tây Hoa Kỳ. Sự nghiệp trồng rừng của ông tiếp tục khi Theodore Roosevelt đề nghị ông lãnh đạo Bộ Lâm nghiệp Hoa Kỳ. Tuy nhiên, công việc của ông không phải là chưa từng gặp trở ngại. Ông từng công khai đối đầu với John Muir (một nhà bảo tồn nổi tiếng khác) về tình trạng suy kiệt của Vùng hoang dã Hetch Hetchy ở California, ông cũng bị các công ty gỗ chỉ trích vì đóng cửa các khu vực khai thác gỗ của họ.
10. WANGARI MAATHAI (1940-2011)
Nhà Hoạt động chính trị, Nhà Bảo vệ môi trường người Kenya. Sau khi học ngành sinh học ở Hoa Kỳ, bà trở về Kenya để bắt đầu sự nghiệp bằng các mối quan tâm về môi trường và xã hội. Maathai đã thành lập Phong trào Vành đai Xanh, trồng hơn 30 triệu cây xanh, tạo việc làm cho người thất nghiệp đồng thời ngăn ngừa xói mòn đất và giữ củi ở Châu Phi. Bà được bổ nhiệm làm Trợ lý Bộ trưởng Bộ Môi trường và Tài nguyên. Trong năm 2004 Maathai được trao Giải Nobel Hoà bình nhờ vào việc kiên trì tranh đấu cho quyền phụ nữ, chống áp bức chính trị và bảo vệ môi trường tự nhiên.
11. GAYLORD NELSON (1916-2005)
Nhắc đến Ngày Trái đất thì không thể không nhắc đến Gaylord Nelson, là một Chính trị gia và Nhà hoạt động môi trường. Sau khi trở về từ Thế chiến II, Nelson bắt đầu sự nghiệp chính trị gia và sau đó làm một nhà hoạt động cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ môi trường đến cuối đời. Khi còn là Thống đốc bang Wisconsin, ông đã có sáng kiến xây dựng một chương trình “Mua sắm giải trí ngoài trời”, thu được một số tiền lớn để tài trợ mua lại khoảng một triệu mẫu đất cho các công viên ở Wisconsin. Ông là người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển một hệ thống đường mòn quốc gia (bao gồm Đường Appalachian) và giúp thông qua các đạo luật về Vùng hoang dã, Không khí sạch, Nước sạch, và nhiều quy định về môi trường khác. Nhưng Gaylord Nelson có lẽ được nhắc đến nhiều nhất vì là người sáng lập ra Ngày Trái đất, là một ngày để nâng cao nhận thức và giá trị môi trường tự nhiên của Trái Đất.
12. DAVID BROWER (1912-2000)
Nhà hoạt động môi trường Davide Brower đã bắt đầu tham gia các công việc bảo tồn hoang dã kể từ khi ông đam mê môn leo núi lúc còn trẻ. Brower được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành đầu tiên của Câu lạc bộ Sierra (một tổ chức bảo vệ môi trường lớn ở Mỹ) vào năm 1952. Trong vòng 17 năm, số lượng thành viên đã tăng từ 2.000 lên 77.000, và họ đã giành được nhiều thành quả trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên do cá tính mạnh, thích tranh luận mà ông bị Câu lạc bộ Sierra sa thải. Sau đó ông vẫn tiếp tục tham gia vào các tổ chức môi trường lớn khác như: Friends of the Earth, the Earth Island Institute và the League of Conservation Voters.
Nguồn từ: 12 Environmentalists You Should Know